CÔNG TY DIỆT CHUỘT SỐ 1 THÁI BÌNH -TÌM HIỂU VỀ CHUỘT VÀ CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ CHUỘT

Phần I: Giới thiệu về đặc tính, sinh sản , tác hại của chuột.

     Môi trường ngày càng bị ô nhiễm nghiêm trọng, cuộc sống của con người ngày càng bị đe dọa với rất nhiều các loài côn trùng gây hại khác nhau, nhiều căn bệnh hiểm nghèo xuất hiện mà chưa tìm được cách chữa trị… Tất cả những mối hiểm họa trên đều xuất phát từ sự phát triển nhanh chóng của xã hội loài người. Ở một đất nước đang phát triển như Việt Nam, sự xuất hiện ồ ạt của nhiều ngành công nghiệp mới đã làm biến đổi môi trường sống của con người. Các loài côn trùng gây hại xuất hiện, các loại thuốc diệt trừ không phát huy tác dụng như mong muốn đang đe dọa rất lớn đến chất lượng cuộc sống của người dân. Trong vô vàn loài côn trùng đó, có loài chuột đang xuất hiện rất nhiều, vậy nguyên nhân nào làm loài vật này tồn tại, sinh sôi trong không gian sinh hoạt của bạn và tác hại của nó ra sao? Dưới đây sẽ là một vài chia sẻ nhỏ cho các bạn.

Gặm nhấm ( rodentia ) là bộ thú có số lượng loài nhiều nhất, chiếm khoảng 1/3 số loài, 36% số giống và 25,4% số họ trong lớp thú ( mammalia )

Ước tính trên thế giới có khoảng trên 3000 loài gặm nhấm thuộc 352 giống, 35 họ. Tuy có số lượng lớn nhưng gặm nhấm rất ít loài có ích, đa số là những loài hại cây nông nghiệp, cây công nghiệp và lâm nghiệp, giao thông và truyền các bệnh nguy hiểm cho người và vật nuôi.

Chuột là một loại côn trùng có khả năng sinh sản rất nhanh, nó thích nghi với hầu hết các môi trường sống khác nhau với nguồn thức ăn chính là thực phẩm thừa trong sinh hoạt của con người và nông sản của nông dân.

Ở điều kiện bình thường, chuột có thể đẻ 6 – 8 lứa/năm; chuột con 9-10ngàytuổi là mở mắt và sau 14 ngày là có thể rời mẹ để sống độc lập. Và chuột con cứ sau 1,5 – 2 tháng tuổi là bắt đầu mang. Thời gian mang thai là 19 ngày. Chuột sinh sản thì cứ 24 đến 28 ngày chúng sẽ đẻ một lứa (nhanh hơn sâu cuốn lá). Số lượng mỗi lần đẻ từ 6 đến 8 – 12 – 14 con. Các giống chuột đẻ quanh năm, cả mùa khô và mùa mưa, thời tiết nóng hay rét (bất chấp mọi điều kiện thời tiết)

Theo viện Nông Nghiệp đã thử nghiệm trên chuột cống, trong một năm cặp chuột có thể sinh ra cả một bầy đàn 512 con.

Do vây, có thể nói, môi trường sống không sạch sẽ chính là nguyên nhân dẫn đến sự xuất hiện và bùng nổ của loại côn trùng này. Những khu chợ ẩm thấp, những ngôi nhà không được dọn dẹp thường xuyên, những quán ăn, quán café không được đảm bảo vệ sinh, thức ăn thừa không che đậy. các bãi rác bừa phứa trên đường….tất cả đều là môi trường lý tưởng để cho loại côn trùng này sinh sôi phát triển.

Trong nông nghiệp và lâm nghiệp, chuột là đối tượng gây hại lớn cho ngành trồng trọt, chăn nuôi. Hầu hết các cây trồng ngắn ngày và dài ngày đều bị chuột gây hại.

Ø Do đặc tính thường xuyên mài răng, cắn phá cây trồng làm ảnh hưởng đến năng xuất, phẩm chất, sản lượng các loại cây trồng. Không những vậy còn làm nhiễm bẩn những kho dự trự lương thực, thực phẩm và những sản phẩm nông nghiệp lưu trữ trong kho.

Ø Theo báo cáo Tổng Kết Bảo Vệ Thực Vật, 1998, 1999, 2000 ) ở các tỉnh đồng bằng, trung du phía Bắc, Tây Nguyên, miền Trung, miền Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long chuột đã gây hại lúa, ngô, đậu tương, mía và những cây lương thực khác rất nghiêm trọng. Diện tích cây trồng bị thiệt hại ngày càng tăng lên

Năm 1995 là 245.000 ha, 1997 là 375.000 ha, năm 1998 hơn 600.000 ha, năm 1999 là 540.000 ha

Ø Chuột hại là nhân tố quan trọng trong hệ sinh thái nông nghiệp lúa nước, gây hại ở tất cả các giai đoạn sinh trưởng của cây trồng, từ khi gieo hạt đến khi thu hoạch, cho đến khi được bảo quản trong các kho nông sản.

Ø Do đặc thù loài dễ sinh sôi, thích nghi nhiều loại môi trường khác nhau đã đưa loài chuột trở thành loài vật gây hại, đe dọa rất lớn đến cuộc sống của con người.  Ngoài thiệt hại về mặt kinh tế do chuột gây ra, chuột còn gây một số bệnh cho người thông qua bài tiết của chúng và mang vi trùng gây bệnh cho người vào lương thực trong quá trình phá hại. VD: Bệnh sốt chuột, Bệnh hoàng đản xuất huyết,  Bệnh dịch hạch Người mắc bệnh dịch hạch dễ dẫn đến tử vong

I Đăc điểm của chuột:

Chuột bao gồm nhiều loại thú nhỏ có cỡ trung bình và nhỏ, đuôi trụi lông và tương đối dài, mõm nhọn, tai hình bầu dục.

Chuột cũng như các loài gặm nhấm khác, có bộ răng rất đăc biệt. Đặc trưng cơ bản của chuột là có răng cửa rất khỏe và giữa răng cửa và răng hàm có khoảng trống răng ( được gọi là diastema )

Dưới đây là một số đặc điểm cơ bản của chuột :

  • Mõm nhọn, mắt đen ,to, lông mềm , đuôi dài và có một lớp vẩy ngắn nhỏ.
  • Bộ răng của chuột gồm 4 chiếc răng, 12 răng hàm, thường xuyên phát triển nhanh, mỗi năm dài thêm 12cm.
  • Xúc giác của chuột đóng vai trò quan trong trong việc tìm kiếm , xác định đường đi. Râu mép của chuột là cơ quan rất quan nhậy cảm, nhờ vậy mà chuột có thể phán đoán được kích thước các lỗ hổng cũng như kích thước của hang .
  • Bộ lông chuột cũng rất nhậy cảm, có vị trí vai trò trong tập tính thăm dò và tìm kiếm thức ăn.
  • Răng của chuột khỏe có thể gặm nhấm các đồ dung bằng gỗ, bằng nhựa, gặm nhấm không chỉ để tìm kiếm thức ăn mà còn nhằm làm mòn và hạn chế sự phát triển của răng để không ảnh hưởng sức khỏe của chuột. Răng của chuột còn để giữ thức ăn, cắn nhau, đào hang.
  • Khướu giác của chuột rất nhậy bén và có vai trò quan trọng, chuột thường thông qua mùi có thể phân biệt các thành viên trong bầy với những kẻ lạ mặt và có thể phát hiện. Hoặc né tránh các đồ vật , bẫy có mùi của con người.
  • Vị giác chuột có khả năng phát hiện ra một số chất độc trong bả thuốc.
  • Chuột khá nhanh nhạy, trong hoạt động sống rất thận trọng, thường theo lối mòn cố định.
  • Chuột ít hoạt động vào bàn ngày mà chủ yếu là vào ban đêm.

II Vòng đời sinh sản của chuột:

Chuột sinh sản không ngớt, bất kể cả mùa và khí hậu

Tuy nhiên, sinh sản của chuột chịu ảnh hưởng rất nhiều nhân tố ngoại cảnh : nhiệt độ, nơi ở, độ ẩm…tất cả những yếu tố này ảnh hưởng đến đời sống củachuột. Vì vậy sinh sản của chuột hoặc tăng cường hoặc bị hạn chế do điều kiện ngoại cảnh quyết định tại thời điểm đó.

  • Chuột đẻ lứa đầu vào lúc khoảng 4 tháng tuổi và có thể đẻ thêm 5 lứa nữa trong cuộc đời của chúng.
  • Mỗi lưá chuột có thể đẻ từ 6- 8 con, thời gian mang thai tông thường khoảng 20 ngày, chuột con khi mới đẻ chưa có lông, chưa mở mắt, không có răng. Chuột lớn rất nhanh, sau một tháng chuột con có thể tự kiếm thức ăn và tìm kiếm hang để sống. Sau tháng thứ 2 chuột có thể thành thục và sinh sản. theo sự thống kê có 3,5 triệu con chuột sinh ra trong một ngày trên thế giới.
  • Tuổi thọ của chuột là khoảng một năm, cá biệt có con sống lâu hơn.
  • Mỗi ngày một con chuột nhắt ăn một lượng thức ăn từ 50 – 70% trọng lượng cơ thể của chúng.

III Đặc tính sinh học của chuột:

Chuột là một trong những loại sinh vật gây hại nguy hiểm đối với sản xuất nông nghiệp và đời sống con người. Việc phòng trừ chuột đang là một vấn đề khó khăn đối với người dân vì do tập tính hoạt động của chúng chủ yếu vào ban đêm và là loài động vật có tính đa nghi cao, chúng có các giác quan như thính giác, xúc giác, khứu giác và vị giác rất phát triển nên khó diệt trừ. Mặt khác, chúng còn có khả năng di chuyển xa để tìm thức ăn, bán kính hoạt động gây hại lớn, khả năng gây thiệt hại cao trên diện tích rộng.

Dưới đây là 8 đặc tính sinh học của chuột :

  • Gặm nhấm
  • Đào bới, leo trèo, nhẩy, bơi rất giỏi.
  • Chuột có giác quan rất đặc biệt.
  • Có hành vi.
  • Chúng sống bầy đàn.
  • Chúng sinh sản rất nhanh
  • Có phổ thức ăn rộng.
  • Khả năng thích nghi mọi điều kiện môi trường.

III Tác hại của chuột:  

*Trong chăn nuôi.

    Không chỉ phá hại về nông nghiệp, trong chăn nuôi  chuột là đối tượng gây hại đáng kể. Chúng ăn và gây hại thức ăn dự trự cho gia súc gia cầm, làm nhiễmbẩn và làm giảm chất lượng thức ăn, thực phẩm. Chuột còn tấn công các loại gia cầm để ăn thịt như gà con, vịt con, trứng gà …

*Trong đời sống

  • Chúng còn là đối tượng truyền nhiễm nguy hiểm cho vật nuôi và con người. Chuột là vật mang nhiều mầm bệnh và là trung gian truyền bệnh cho con người và động vật do chúng có tập tính sống hoang dại sống gần con người và vật nuôi nên cơ hội tiếp xúc và truyền bệnh của chuột cho con người là rất lớn
  • Vào các năm 1986-1988 dịch hạch đã được ghi nhận ở 16/40 tỉnh thành, gồm 5 tỉnh phía Bắc và 11 tỉnh phía Nam. ( Theo Nguyễn Ái Phương, 1989 : Tình hình dịch hạch ở Việt Nam )
  • Ngày nay, cùng với xu thế công nghiệp hóa của đất nước kéo theo hàng loạt các khu, cụm công nghiệp, bến bãi và các nhà máy phát triển không ngừng cả về số lượng và quy mô hoạt động. Nhà máy ra đời đồng nghĩa với việc kho dự trữ hàng hóa ra đời, đây là điều kiện tối ưu số một dẫn đến sự phát triển nhanh không ngừng của loại chuột. Rất nhiều Doanh nghiệp bị đối tác trả lại hàng mà nguyên nhân chính là do chuột đã làm mất đi quy chuẩn và sự chính xác của hàng hóa, giá trị thiệt hại là rất lớn.
  • Chúng còn phá hủy các công  trình xây dựng, đường xá, nhà xưởng, trang thiết bị. Chuột là loài gặm nhấm, răng cửa phát triển liên tục, có thể gặm nát gỗ, dây điện, ống nước, đào hang, phá hủy nhà cửa, kho bãi, bao bì… làm tăng chi phí sửa chữa, làm ngừng trệ sản xuất, đôi khi gây hỏa hoạn thiêu hủy các công trình, tài sản…

*Trong nông nghiệp  

Theo FAO hàng năm chuột gây thiệt hại 15 – 20% sản lượng ngũ cốc, số lượng ngũ cốc trên nuôi sống hàng triệu người mỗi năm

  • Ở các tỉnh đồng bằng, trung du phía Bắc, Tây Nguyên, miền Trung, miền Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long chuột đã gây hại lúa, ngô, đậu tương, mía và những cây lương thực khác rất nghiêm trọng. Diện tích cây trồng bị thiệt hại ngày càng tăng lên

Năm 1995 là 245.000 ha, 1997 là 375.000 ha, năm 1998 hơn 600.000 ha, năm 1999 là 540.000 ha (Theo báo cáo Tổng Kết Bảo Vệ Thực Vật, 1998, 1999, 2000 )

  • Ở nơi có đê điều, đập nước, chuột moi đất làm hang, phá hoại đê đập gây nên tai họa vô cùng to lớn.  – Ăn lương thực, phá hoại hàng hóa trong kho và hoa mầu. Theo ước tính một con chuột cống nặng 200 gam, mỗi ngày có thể ăn 50 gam lương thực, phá hỏng 500 gam. Một năm nó ăn mất 18 kg, phá hỏng 180 kg.  Ngoài ra có rất nhiều tác hại khác do chuột gây ra trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta.
  • Do vậy công tác diệt chuột không những có ý nghĩa quan trọng trong khâu bảo quản nông sản, mùa màng, kinh tế mà còn phòng chống các dịch hạch và các loại bệnh khác do chuột gây ra cho con người.

IVBiện pháp phòng    

 

  • Trước hiện tượng chuột gây hại ruộng lúa thì cần phải chú ý thực hiện sớm và liên tục trên cả cánh đồng sẽ làm hạn chế sự sinh sản của chuột và giảm rất lớn số lượng chuột gây hại trong sản xuất, nếu trong vụ này mà bị chuột gây hại nhiều trên diện rộng, thì ngay cuối vụ cần phải có kế hoạch để diệt trừ chuột, đề phòng chuột tiếp tục gây hại ở vụ sau, cụ thể như sau:
  • Về thời vụ: cần tổ chức xuống giống và thu hoạch đồng loạt, để thuận lợi cho việc phòng trừ.
  • Xác định cơ cấu giống: Không nên gieo nhiều giống lúa có thời gian sinh trưởng khác nhau, và nhiều loại cây trồng trên cùng cánh đồng, để không có nguồn thức ăn liên tục và nơi cư trú an toàn cho chuột.
  • Vệ sinh đồng ruộng: Cắt đứt nơi trú ẩn, sinh sống của chuột bằng cách phát quang bụi rậm, không để ruộng hoang, phá ổ chuột tại các bờ ruộng ngay sau khi thu hoạch vụ trước.

IVBiện pháp xử lý:

1 Vật Lý:

  • Dùng bẫy keo chuyên dụng.
  • Dùng bẫy lồng hoặc bán nguyệt.
  • Dùng túi bóng, ly lông căng xung quanh ruộng để không cho chuột vào trong ruộng.
  1. Phương pháp hóa học.

Phòng trừ chuột hại hiện nay ở các nước chủ yếu dựa vào thuốc hóa học.   Hiệu quả phòng trừ chuột phụ thuộc vào tính hấp dẫn của các loại mồi bả, khả năng ăn bả của chuột ngoài đồng ruộng Theo một số tác giả đã nghiên cứu một số các chất tiết ở các tuyến dưới da và nước tiểu của chuột, thậm chí ngay cả với cácchất có mùi thơm từ thực vật đặc biệt là các chất hooc môn sinh dục của con cái khi trộn vào thức ăn của chuột làm tăng khả năng ăn bả độc của chuột nên phòng trừ hiệu quả cao hơn.

Dùng thuốc trộn với mồi làm bả chuột

VD: hóa chất thường trộn với mồi làm bả chuột.

  • Phốt phua kẽm Zn3P2 còn gọi là Foreba 1%, 5%, 20% ( Quy định hạn chế sử dụng). Khi chuột ăn bả dưới tác dụng của HCl trong dịch vị dạ dầy sẽ xẩy ra phản ứng:PH3 có tác dụng diệt chuột
  • Zn3P2 + 6 HCL -> 3ZnCl2 + PH3
  • Carbonat bari: có tác dụng diệt chuột. Khi chuột ăn bả dưới tác dụng của HCl trong dịch vị dạ dầy sẽ xẩy ra phản ứng:

                                                   BaCl2 có tác dụng diệt chuột

Tuy nhiên các loại thuốc trên là các loại thuốc rất độc, nên khi đánh bả chú ý phòng độc và hết sức cẩn thận. Khi đánh bả phải đậy kín thức ăn hoặc thông báo xung quanh. Xác chuột chết phải chôn sâu, không vất bừa bãi phòng trừ nguy hiểm cho con người và vật nuôi

 

  1. Phương Pháp diệt chuột bằng thuốc sinh học
  • Sử dụng thuốc diệt chuột có nguồn gốc sinh học: Đối với biện pháp này để đảm bảo diệt chuột đạt hiệu quả cao chú ý dùng các loại thuốc diệt chuột sinh học có nguồn gốc rõ ràng có trong danh mục cho phép hiện hành của Việt Nam.
  • Thông qua việc chuột ăn bả thì sau 3 đến 5 ngày sẽ tự phát bệnh mà chết.  Hiện nay bả diệt chuột sinh học được xem là cách diệt chuột nhanh chóng và an toàn nhất, với cách thức diệt chuột đơn giản, gọn lẹ không độc hại, không ảnh hưởng đến môi trường xung quanh thì bả diệt chuột rất được người dân ưu chuộng và tin dùng.

Cơ chế diệt chuột bằng Bã diệt chuột:

  • Như đã nói ở phần đầu thì Bã diệt chuột sinh học này là thuốc diệt chuột tiên tiến và hiệu quả nhất hiện nay. Chức năng chính của bã là phá vỡ cơ chế đông máu gây cho chuột bị xuất huyết nội, chống đông máu khi bị xuất huyết.
  • Sau khi chuột ăn bã thì trong vòng 3-5 ngày chuột sẽ tự bị xuất huyến, thời gian phát bệnh và chết dài hay ngắn thì tuỳ thuộc vào lượng bã chuột ăn nhiêu hay ít. Điều đặc biệt là chuột chỉ ăn mồi 1 lần duy nhất đã đã phát bệnh và chết rồi.

Ngày nay ở các nước nói chung và Việt Nam nói riêng, đã và đang sử dụng các phương pháp sinh học để đánh bắt chuột vì có hiệu quả năng suất diệt chuột cao dễ thực hiện, không ảnh hưởng đến sức khỏe của con người cũng như vật nuôi nên được mọi người tin dùng.

 

https://baothaibinh.com.vn/tin-tuc/49/88795/cung-nong-dan-co-nhung-mua-vang-boi-thu

https://baothaibinh.com.vn/tin-tuc/49/104508/toa-dam-ve-cac-bien-phap-diet-chuot-bao-ve-san-xuat

https://baothaibinh.com.vn/tin-tuc/49/89097/tong-ket-dich-vu-diet-chuot-vu-xuan-vu-mua-nam-2019

Bài viết liên quan

Tọa đàm về các biện pháp diệt chuột bảo vệ sản xuất

Tọa đàm về các biện pháp diệt chuột bảo vệ sản xuất

30/06/2023

Tọa đàm về các biện pháp diệt chuột bảo vệ sản xuất Sáng ngày 26/5, tại xã Phúc Thành, Công ty TNHH Thương mại và Kiểm soát côn trùng Việt Nam phối hợp với UBND huyện Vũ Thư tổ chức hội nghị tọa đàm các biện pháp diệt chuột bảo vệ sản xuất. https://huyphatcompany.com.vn/san-pham/diet-chuot-tai-vu-thu-thai-binh Các đại […]

Xem thêm
KINH NGHIỆM DIỆT CHUỘT BẢO VỆ MÙA MÀNG

KINH NGHIỆM DIỆT CHUỘT BẢO VỆ MÙA MÀNG

30/06/2023

Kinh nghiệm Diệt chuột bảo vệ mùa màng –  Công ty TNHH Kiểm soát côn trùng và ĐTXD Việt Nam Khi lúa vụ mùa đã gặt xong cũng là thời điểm chuột rất béo và chuẩn bị đẻ chuột con lứa 2 và lứa 3. Sau 3 tháng vụ đông một số diện tích trồng […]

Xem thêm
Dịch vụ diệt chuột

Dịch vụ diệt chuột

15/04/2022

Với nhiều năm kinh nghiệm trong nghề, hiện nay dịch vụ diệt chuột tận gốc tại nhà Hà Nội của công ty chúng tôi đã và đang nhận được nhiều phản hồi tích cực của khách hàng trong việc diệt chuột một cách nhanh chóng, an toàn và triệt để. Dưới đây, chúng tôi sẽ cung cấp đến […]

Xem thêm